Thứ Ba, 5 tháng 1, 2016

Không hiểu đối thủ, Mỹ khốn đốn trước hành động của Nga

Chuyên gia Mỹ cho rằng, Mỹ luôn bị động trước Nga do thiếu chuyên gia giỏi

Tờ Washington Post vừa có bài viết cho rằng, trong thời gian qua, sự kiện Moscow sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine vào lãnh thổ của mình và hành động quân sự của Nga trong cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo IS ở Syria đã chứng tỏ rằng, Mỹ luôn bị động và bị Nga vượt mặt trong giải quyết các sự vụ quốc tế.Theo An ninhxa hoi                      

Theo thời gian, bắt đầu từ sáng kiến "đổi vũ khí hóa học lấy hòa bình ở Syria" của ông Putin, cứu chính quyền Bashar al-Assad khỏi cuộc tấn công tên lửa hành trình của Mỹ và đồng minh vào năm 2013, những hành động của Nga đang ngày càng trở nên khó dự báo hơn đối với Mỹ.

Nguyên nhân chính của sự tụt hậu về dự báo chiến lược của Mỹ được các nghị sỹ Quốc hội Mỹ, giới chuyên gia và các cựu quan chức Nhà Trắng nhận định là do Washington không có đủ các chuyên gia có kiến thức sâu về Moscow, hệ quả của quan điểm "coi thường đối thủ".






Các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực tình báo và an ninh quốc gia Mỹ cảnh báo rằng, Việc thiếu các chuyên gia về Nga và khả năng thu thập các thông tin về các ý định của Moscow đang có những tác động tiêu cực không nhỏ đến việc thực hiện các chính sách của Washington.

Matteo Rojansky, người đứng đầu Viện Kennanovsky, chuyên nghiên cứu về Nga nhận định, khả năng của những quan chức cấp cao phụ trách các vấn đề về Nga "yếu kém kinh khủng". Họ không những bao giờ đến đất nước mà mình phụ trách, thậm chí không hiểu gì về văn hóa của nước đó.
Chuyên gia Mỹ cho rằng, Washington không hiểu gì về Moscow 

Thậm chí, hàng loạt quan chức quân sự hay chuyên viên chính trị không có lấy nổi một người đọc được một tờ báo Nga. Như vậy, làm sao họ có thể hiểu được người Nga đang nghĩ gì? - ông Rojansky phàn nàn.

Trong số quan chức, chuyên gia Mỹ có kiến thức thực tiễn về Nga hiện chỉ có Selest Yollander - Trợ lý Tổng thống Obama và Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Victoria Nuland. Các quan chức khác trong chính quyền Mỹ hoàn toàn chưa thể đạt đến tầm kiến thức về Nga như hai quan chức trên.

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng đánh giá rằng, cả 2 vị quan chức được đánh giá là "hiểu Nga nhất" kể trên cũng không đạt đến tầm nắm bắt được các tư duy chiến lược của giới chức lãnh đạo Moscow. Do đó, Mỹ không bất ngờ trước Nga mới là chuyện lạ.

Trước đây, một tờ báo Mỹ đã từng nhận định rằng, Tổng thống Obama chuyên sa vào những việc vụn vặt như chỉ trích cá nhân ông Putin hay chế giễu nước Nga. Chính sự yếu kém từ trên xuống dưới đã khiến nước Nga - dù đang khốn đốn trong vòng vây của phương Tây - vẫn có khả năng khiến Mỹ phải khốn đốn.

Điều này khiến Nhà Trắng rơi vào trạng thái không dự đoán được ý đồ chiến lược của Nga, không tính toán được hành động, bước đi cụ thể của Điện Kremlin, khiến Washington rơi vào những vũng lầy bất ngờ, không được hoạch định trước và có kế hoạch giải quyết thấu đáo.

Các chuyên gia Mỹ chỉ ra nguyên nhân yếu kém

Washington Post nhận định rằng, việc Mỹ liên tiếp thất thế trên trường quốc tế là hệ quả tất yếu của việc thiếu chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu về Nga, đặc biệt là cá nhân Tổng thống Nga Vladimir Putin. Điều này xuất phát từ những nguyên nhân chính sau.

Trước hết, đây là hệ quả của việc thiếu hụt nguồn kinh phí cung cấp cho các hoạt động nghiên cứu về Nga trong các cơ quan nhà nước, các trường đại học, các trung tâm nghiên cứu, khiến nhiều dự án bị đình đốn và bị đình chỉ giữa chừng vì “không có hiệu quả tức thì”, làm cản trở quá trình đào tạo các chuyên gia Nga học của Mỹ.

Nguyên nhân thứ 2 là do giới sinh viên ở Mỹ không có hứng thú đối với việc học tiếng Nga và nghiên cứu văn hóa Nga, bởi chính những quan điểm xuyên tạc về văn hóa và truyền thống, bóp méo sai lệch lịch sử Nga của giới chức lãnh đạo ở Washington.

Nguyên nhân thứ 3 được ông Adam Shiff, thành viên Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ chỉ ra, đó là quan điểm hết sức ấu trĩ là hiện nay, Nga không phải là ưu tiên hàng đầu trong chiến lược toàn cầu của Mỹ, nên Washington vẫn chưa coi Moscow là mối đe dọa thực sự.

Một chính trị gia khác là cựu Đại sứ Mỹ ở Nga Michael McFaul cũng tuyên bố rằng, Washington đã rất sai lầm khi cho rằng Moscow đã suy yếu. Hiện Nga vẫn là một trong những cường quốc mạnh nhất thế giới và thực tế này sẽ không thể thay đổi trong 20-30 năm tới.

Ông McFaul nhận định rằng, trên thực tế, Nga vẫn là cường quốc lớn nhất thế giới, đứng trong top 5 hoặc 10 nền kinh tế hàng đầu thế giới và vẫn là cường quốc hạt nhân số 1 thế giới.
Chuyên gia Mỹ cho rằng, Mỹ không có chuyên viên giỏi về Nga


Nguyên nhân thứ 4 được chuyên gia Nga học Fiona Hill - thuộc Ủy ban Tình báo Quốc gia (năm 2014) chỉ ra rằng, đó là do các chuyên viên nghiên cứu không được tiếp cận đầy đủ những báo cáo chiến lược của Mỹ về Nga, nên không thể đưa ra các dự báo chính xác.

Vị chuyên gia hiện là một trong những lãnh đạo của Viện Brukings khẳng định rằng, để dự đoán chính xác về chiến lược của Nga cần phải có một lượng thông tin lớn, thời gian phân tích dài và lượng kiến thức không nhỏ, mà điều đó các chuyên viên của Mỹ đều không có được.

Nguyên nhân thứ 5 là do hoạt động trừng phạt của Washington đối với Moscow, dẫn đến việc đình chỉ các quan hệ giao lưu văn hóa, giáo dục, thương mại…, khiến các sinh viên và chuyên gia Mỹ cũng không còn khả năng tiếp cận người Nga để hiểu và nắm bắt tư duy của họ.

Ngoài ra còn một vấn đề cũng rất quan trọng là Moscow hiện đang triển khai các đạo luật hết sức chặt chẽ chống các điệp viên nước ngoài và các “tổ chức không thân thiện với Nga”. Điều này cũng là trở ngại lớn cho việc nắm bắt thông tin để đưa ra các đánh giá chiến lược.

Các chuyên gia Mỹ cho rằng, để khắc phục triệt để tình trạng này, Mỹ cần phải thay đổi tư duy “càng ghét địch thì càng phải nghiên cứu về địch”. Washington cần phải có kế hoạch dài hơi, xây dựng một cộng đồng các chuyên gia nghiên cứu về Nga ngay từ các cấp học bậc dưới.

Mỹ đẩy mạnh nghiên cứu về Tổng thống Nga PutinXem thêm AngelaPhuong Trinh                       

Trên thực tế, Mỹ đã có khá nhiều chương trình nghiên cứu về Nga và đặc biệt là cá nhân Tổng thống Putin.

Các nhà quan sát cho rằng, những chính sách và hành động của tổng thống Nga V. Putin luôn biến hóa và rất khó đối phó. Bởi vậy, để hiểu được điều này, quân đội Mỹ đã tổ chức một nhóm chuyên gia, chuyên nghiên cứu sâu về ngôn ngữ cơ thể của ông Putin và một số nhà lãnh đạo quốc gia khác.

Bắt đầu từ năm 1996, văn phòng đánh giá mạng thuộc Bộ quốc phòng Mỹ đã ủng hộ dự án “Những chỉ dẫn cơ thể” của bà Connors làm chủ nhiệm nghiên cứu.

Nhiệm vụ của nhóm nghiên cứu này là sử dụng mô hình động tác để phân tích nguyên lý hoạt động, từ đó dự đoán hành động của các nhà lãnh đạo trên thế giới sẽ diễn ra trong tương lai, trong đó trọng tâm là Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Ngôn ngữ cơ thể hàm chứa một khối lượng thông tin vô cùng lớn, thể hiện trong cách giao tiếp, trang phục, cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, nụ cười cho tới tốc độ và âm lượng của phát ngôn, sự dừng nghỉ khi nói,... Dạng giao tiếp này ước tính chiếm tới 60 - 80% thông điệp mà chủ nhân muốn chuyển tải.

Hai bản báo cáo do nhóm nghiên cứu của bà đệ trình, kể từ khi Tổng thống Putin lên nắm quyền, gồm có một báo cáo vào năm 2005 có tên “Một hành động đáng tin cậy để tiến lên”, cùng các nghiên cứu trong giai đoạn 2004-2005 và 2008 của chuyên gia về phân tích động tác cơ thể người Warren Lamb.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét